VND USD
Kết nối với chúng tôi Theo dõi Thế giới y tế trên Facebook Theo dõi Thế giới y tế trên Youtube Theo dõi Thế giới y tế trên TikTok
Hotline: 0984 456 296
Tư vấn ngay: 0984 456 296

Máy trợ thính được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực, là vật bất ly thân của những người bị khiếm thính ở trong cuộc sống. Vậy máy trợ thính có mấy loại và tiêu chí để lựa chọn một máy trợ thính tốt như thế nào? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Máy trợ thính là gì?

Máy trợ thính là một thiết bị y tế được thiết kế để cải thiện thính giác bằng cách khuếch đại âm thanh làm cho người bị kém thính giác có thể nghe được âm thanh.

2. Máy trợ thính có mấy loại?

2.1. Dựa vào công nghệ máy thì máy trợ thính có 2 loại chính: 

- Máy trợ thính analog: Đây là loại máy trợ thính hoạt động theo nguyên lý chuyển đổi sóng âm thanh thành tín hiệu điện và khuếch đại âm thanh. Dòng máy này có thể điều chỉnh âm thanh nhỏ to thuận tiện và giúp bạn tiết kiệm được chi phí sử dụng. 

- Máy trợ thính kỹ thuật số: Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là mã hóa sóng âm thanh rồi sau đó khuếch đại âm thanh. Hầu hết các máy loại này đều có khả năng tự động điều chỉnh âm thanh hoặc không thì bạn có thể tự điều chỉnh. Loại này thì có giá thành cao hơn so với loại analog. Bên cạnh đó, chất lượng nghe và khả năng chỉnh âm thanh của máy kỹ thuật số tốt hơn, kích thước của máy cũng nhỏ gọn hơn.

2.2. Dựa vào kích thước và vị trí đeo máy, máy trợ thính được chia thành 3 loại: 

- Máy trợ thính trong ống tai: Kiểu máy trợ thính ITC có nhiều kích thước để đáp ứng được từng cấu trúc tai khác nhau. Loại CIC có kích thước nhỏ hơn và gần như ẩn trong tai. Cả hai loại này có thể sử dụng để hỗ trợ cho người giảm thính lực mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, kiểu máy này không phù hợp với trẻ em và người già khó sử dụng thiết bị có kích thước nhỏ. Loại IIC nằm ẩn trong tai, rất khó phát hiện. Bạn có thể đeo máy hàng ngày hoặc cách vài tháng/lần.

- Máy trợ thính trong tai (ITE): Máy ITE được đeo hoàn toàn trong tai ngoài. Loại này phù hợp cho người bị mất thính lực từ nhẹ đến nặng, nhưng không hiệu quả với trẻ em vì máy đeo trong tai mà đối tượng vẫn còn phát triển về chức năng và kích thước tai.

- Máy trợ thính sau tai (BTE): Loại BTE có hộp nhựa gắn sau tai, tai nghe gắn ở tai ngoài và hướng âm thanh vào tai. Loại Mini BTE thì nằm hoàn toàn sau tai được thiết kế với một ống hẹp đi vào ống tai. Máy có thể sử dụng phù hợp cho người mất thính lực từ mức độ nhẹ đến nặng.

3. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng máy trợ thính?

Dưới đây là những điều mà người sử dụng máy trợ thính cần lưu ý để sử dụng hiệu quả:

3.1. Điều chỉnh âm thanh

- Hầu hết các loại máy trợ thính đều có nút điều chỉnh âm lượng để giúp người nghe được rõ hơn và không bị rè. Thông thường, âm càng tăng thì độ nghe càng rõ nhưng cũng gây tiếng sôi lớn. Do đó, để đảm bảo âm lượng nghe hợp lý thì người dùng nên điều chỉnh âm cho phù hợp với khả năng nghe của bản thân.

- Đặc biệt khi ở trong môi trường có nhiều âm thanh hỗn tạp thì người dùng nên chú ý việc điều chỉnh mức độ âm lượng của máy trợ thính phù hợp, nếu không sẽ gây nhiều áp lực cho tai và thính giác giảm sút nghiêm trọng hơn.

3.2. Đeo máy trợ thính sẽ cảm thấy khó chịu trong thời gian đầu

- Nhiều người bệnh phản ánh rằng họ cảm thấy rất khó chịu và áp lực với tai, không những thế còn bị đau và ù tai sau khi đeo máy trợ thính. Nhưng bạn yên tâm rằng đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Khi phải đeo máy trợ thính, ban đầu người dùng rất khó chịu, bởi vì vừa gây đau tai vừa tạo ra những âm thanh gây khó chịu nhưng cảm giác này sẽ biến mất sau vài tuần dùng quen. Khi phải dùng máy nên nghe theo tư vấn của bác sĩ, dược sĩ về cách đeo, khi nào nên đeo và khi nào không cần thiết phải đeo.

- Tuyệt đối không nên đeo máy trợ thính khi ra ngoài trời mưa hoặc tiếp xúc nước. Trường hợp máy bị ướt, cách đơn giản nhất là mở nắp pin làm khô hoặc cũng dùng máy sấy tóc sấy nhiệt độ nhẹ khoảng 5 - 10 phút. 

3.3. Hiện tượng máy trợ thính bị nhiễu khi đến gần các thiết bị điện tử khác

- Hầu hết những người đeo máy trợ thính đều phàn nàn về sự nhiễu của máy khi gần các loại thiết bị điện tử khác, đặc biệt là các thiết bị truyền phát âm thanh. Trong quá trình bức xạ tần số radio của điện thoại di động cũng làm ảnh hưởng đến máy trợ thính bị nhiễu âm và khó nghe nhất là ở trong môi trường có nhiều nguồn âm thanh khác nhau.

- Trong trường hợp này thì bạn nên chỉnh máy ở chế độ gọi điện hoặc giảm âm để hạn chế sự nhiễu của những bước sóng âm thanh máy trợ thính thu được, giúp cho âm thanh nghe được trong hơn và êm ái hơn.

3.4. Chú ý về pin của máy

- Máy trợ thính hoạt động nhờ pin và sử dụng máy trợ thính là trong thời gian dài. Do đó, sau một thời gian sử dụng máy thì pin sẽ hết và bắt buộc người dùng phải thay thế pin mới để máy được tiếp tục hoạt động. Vì thế nên khi mua máy trợ thính, bạn cũng cần để ý xem máy trợ thính bạn mua sử dụng loại pin nào. Vì có nhiều loại máy trợ thính sử dụng loại pin quá hiểm, thì khi hết pin sẽ rất khó khăn trong việc tìm mua pin mới.

- Bên cạnh đó, những khi không cần thiết phải đeo máy trợ thính (đi ngủ) thì bạn nên tháo máy trợ thính khỏi tai và tắt máy để hạn chế tiêu tốn năng lượng pin quá nhiều.

3.5. Chú ý về micro

- Micro là bộ phận quan trọng lắp bên trong máy, thu mọi âm thanh xung quanh, giúp cho người đeo nghe rõ hơn và phân biệt được loại âm thanh. Thông thường, micro càng đắt thì máy nghe càng rõ và một nhược điểm khác là microphone càng to thì chất lượng càng tốt.

- Để chọn mua được loại máy chất lượng thì bạn nên kiểm tra micro của máy, thường thì micro càng to chất lượng âm thanh thu được càng tốt. 

4. Các loại máy trợ thính được sử dụng phổ biến hiện nay? 

4.1. Máy trợ thính có dây Siemens Pocket DHP

- Siemens Pockettio PHD là loại máy trợ thính bỏ túi có dây, dạng hộp có bộ phận để cài vào được vào túi áo tránh việc làm rơi hoặc đánh mất.

- Thao tác sử dụng dễ dàng với các phím bấm nổi trên thân máy.

- Máy có 3 chế độ nghe trong các điều kiện môi trường khác nhau.

- Sử dụng pin AA thông dụng nên dễ dàng cho người dùng thay pin.

- Được trang bị 3 nút tai để phù hợp với các kích cỡ tai.

- Máy có thể kết nối với một số thiết bị như tivi, máy nghe nhạc.

- Giá thành thấp, dễ sử dụng phù hợp với nhiều đối tượng.

4.2. Máy trợ thính kỹ thuật số, đeo sau tai Beltone Rely 1-76

- Beltone Rely là dòng máy trợ thính mới nhất của nhà bán lẻ máy trợ thính Beltone - Hoa Kỳ.

- Máy có khả năng sạc lại hàng đầu, khả năng kết nối và hỗ trợ chăm sóc thính giác tại nhà, đồng thời có nhiều loại thiết bị đeo sau tai và trong tai tùy chỉnh.

- Máy trợ thính kỹ thuật số, đeo sau tai Beltone Rely 1-76 đặc biệt dành cho người mất thính lực trung bình.

- Máy ít bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và ráy tai.

- Có thể phù hợp với tình trạng mất thính lực từ nhẹ đến nặng.

- Có thể phù hợp với mái vòm không tùy chỉnh hoặc bịt tai tùy chỉnh.

- Giảm thiểu tình trạng mất thính giác nhờ tính linh hoạt của máy.

4.3. Máy trợ thính kỹ thuật số, đeo sau tai Siemen RUN SP

- Ngăn chứa pin: pin kích thước 675 trong Run SP.

-  Chạy đã được thử nghiệm và thử nghiệm trong những môi trường khó khăn nhất - cho độ tin cậy cao hơn.

- Loại truyền âm thanh đơn giản và đáng tin cậy này đảm bảo khuếch đại tối ưu cho tất cả các mức độ mất thính giác.

- Đảm bảo thông gió cho tai và tăng cường sự thoải mái khi đeo và nghe.

- Xử lý âm thanh không bị gián đoạn: Máy trợ thính Bluetooth siêu năng lượng RUN được thiết kế để khuếch đại âm thanh và giúp bạn với các cuộc hội thoại trôi chảy.

- Nút điều khiển âm lượng rocker cho phép người dùng tăng hoặc giảm âm lượng đầu ra chỉ bằng một cú chạm ngón tay.

- Trải nghiệm giọng nói rõ ràng nhất: Đằng sau thiết bị tai chứa hệ thống kỹ thuật số tám kênh để cung cấp độ méo ít nhất có thể với đầu ra âm thanh tuyệt vời.

- Thiết bị chứa hai micrô với hệ thống giảm tiếng vang và khử tiếng ồn nền giúp bạn hiểu rõ.

- Phía sau ear Snug Fit: Thiết kế đơn giản và nhẹ của thiết bị thính giác này cảm thấy thoải mái và mượt mà khi đeo trong thời gian dài hơn. Nó ngồi sau tai một cách kín đáo và chống lại tác động của độ ẩm, bụi bẩn và mồ hôi để hoạt động mà không bị gián đoạn.

- Tối ưu hóa cho tự do người dùng: Máy trợ thính công thái học kiểu dáng đẹp có thể dễ dàng quản lý và phù hợp trực tiếp trên tai. Pin kẽm- không khí thường có sẵn và dễ dàng thay thế chỉ trong vài phút. Hỗ trợ Bluetooth siêu năng lượng phù hợp với những người có mức độ mất thính lực khác nhau.

4.4. Máy trợ thính đeo trong tai, công nghệ Digital, bộ 2 chiếc cho 2 tai thương hiệu Humed JH-A32B

- Được định hình nằm ở phân khúc cao cấp nên JH-A32B được trang bị đầy đủ các tính năng hiện đại nhất của 1 chiếc máy trợ thính đời mới: khả năng chống ồn chủ động với bộ micro thu âm 2 kênh, kết hợp với công nghệ xử lý âm thanh kỹ thuật số 4 kênh mang lại chất lượng âm thanh rõ ràng và trong trẻo.

- Với công nghệ Dual Channel sử dụng cho 2 tai độc lập, JH-A32B là dòng máy trợ thính số ít trên thị trường được trang bị hệ thống dành cho 2 tai giúp người dùng nâng cao sự trải nghiệm với sự cân bằng âm thanh cho đôi tai của mình.

- Công nghệ sạc nhanh:

Ngoài việc sử dụng pin sạc, máy trợ thính Humed JH-A32B còn được ứng dụng công nghệ sạc nhanh, tiện dụng trong những trường hợp khẩn cấp, với chỉ 15 phút cắm sạc có thể sử dụng trong 4h.

- Có 4 chương trình thính giác khác nhau - 4 kênh xử lý tín hiệu kỹ thuật số với giảm tiếng ồn / WDRC / AFC:

Máy có micro kép hiệu suất cao trên mỗi tai giúp thu thập được nhiều âm thanh của môi trường xung quanh bạn hơn, cho dù đó là tiếng ồn của giao thông thành phố hay tiếng nói chuyện trong văn phòng.

- Cảm biến tự động bật máy:

Khi máy trợ thính được đeo lên tai, máy sẽ phát hiện và một cảm biến được đặt gần vị trí nút tai được kích hoạt và tự động bật máy. Cảm biến này hoạt động theo thời gian thực, phát hiện chính xác hoạt động của máy.

5. Một số thương hiệu máy trợ thính phổ biến 

Tùy từng dòng máy trợ thính mà sẽ có xuất xứ, đặc trưng cũng như giá thành khác nhau. Song một số hãng máy trợ thính phổ biến trên thị trường, được nhiều người tin dùng hiện nay có thể kể tới như: Starkey - Mỹ, Siemens - Đức, Beltone - Đan Mạch, Rionet - Nhật Bản, Beurer - Đức,...

Medgo hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có được những kiến thức đúng đắn về việc sử dụng và chọn mua máy trợ thính tốt, phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của mình hoặc người thân. Với những thông tin trên đây, mong rằng sẽ góp phần cho cuộc sống của người suy giảm thính lực tốt hơn.